Với nguồn tài nguyên được mệnh danh là “Rừng vàng, biển bạc”, Việt Nam có rất nhiều thế mạnh trong lĩnh vực thực phẩm. Và ngày nay, ngành sản xuất thực phẩm đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế ở nước ta và luôn luôn được đầu tư để phát triển toàn diện hơn. Vậy tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất thực phẩm bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây:
1.Tiêu chuẩn về vị trí của nhà máy sản xuất thực phẩm
Lựa chọn vị trí thích hợp là điều quan trọng đầu tiên trong tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất thực phẩm. Hai yếu tố thường được cân nhắc khi chọn vị trí là các nguồn nhiễm bẩn ẩn có thể ảnh hưởng đến thực phẩm và các biện pháp tốt nhất để bảo quản thực phẩm.
Nên tránh lựa chọn vị trí nhà máy thực phẩm ở gần các khu vực sau đây:
– Khu vực có thể gây ô nhiễm thực phẩm như khu vực có môi trường ô nhiễm hoặc đã có các hoạt động công nghiệp khác.
– Khu vực thường xuyên bị ngập lụt.
– Khu vực thường có các sinh vật phá hoại, gây hại.
– Khu vực mà khó loại bỏ các chất thải rắn và lỏng đã có sẵn.
Đối với vị trí của các thiết bị cũng cần lưu ý:
– Đảm bảo thiết bị hoạt động đúng theo mục đích.
– Cần đặt ở nơi thuận lợi cho quá trình giám sát, vệ sinh, bảo dưỡng.
Nhà máy sản xuất thực phẩm
2: Tiêu chuẩn về nhà xưởng và các phòng ban của nhà máy sản xuất thực phẩm
2.1. Cấu trúc và lắp ráp
Cấu trúc nhà xưởng đáp ứng tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất thực phẩm là phải được xây dựng bằng vật liệu bền chắc; đồng thời phải đảm bảo các quá trình bảo dưỡng, làm sạch, tẩy trùng có thể được thực hiện dễ dàng khi cần thiết.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng của thực phẩm thì nhà máy thực phẩm cũng cần đáp ứng một số điểu kiện sau:
– Lựa chọn vật liệu không thấm, không độc hại cho các bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà.
– Tường và vách ngăn ưu tiên thiết kế bề mặt nhẵn.
– Sàn nhà phải dễ thoát nước và làm vệ sinh khi vần thiết.
– Các vật dụng trên trần cần hạn chế tối đa sự tích tụ bụi, ngưng đọng hơi nước, khả năng rơi của chúng.
– Cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, dễ làm sạch và tẩy rửa.
– Cửa sổ cần hạn chế được tình trạng bám bụi, dễ làm sạch và nếu cần thì phải có thêm hệ thống chống côn trùng.
– Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải bền vững, làm bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước; dễ làm sạch, bảo dưỡng và tẩy trùng; trơ với thực phẩm và với các chất tẩy rửa.
2.2. Hệ thống thông gió
Tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất thực phẩm đối với hệ thống thông gió là không được có dòng khí chuyển động từ khu vực ô nhiễm sang khu vực sạch. Đồng thời, hệ thống này ở các vị trí đều phải dễ dàng, thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng và làm sạch.
Hệ thống thông gió có thể sử dụng gió tự nhiên hoặc dùng quạt cưỡng bức.
Việc sử dụng hệ thống quạt gió sẽ giảm tối thiểu sự nhiễm bẩn thực phẩm do các yếu tố trong không khí; đồng thời kiểm soát nhiệt độ, các mùi, độ ẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
2.3. Hệ thống chiếu sáng
– Hệ thống chiếu sáng cần cung cấp đủ ánh sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo) để việc thực hiện các thao tác trong nhà máy thực phẩm có thể rõ ràng.
– Ánh sáng thiết kế phải có cường độ phù hợp với tính chất thao tác.
– Nguồn sáng phải có các thiết bị bảo vệ để tránh các mảnh vỡ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Xây dựng nhà máy thực phẩm đạt tiêu chuẩn là điều các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều cần thực hiện và mong muốn hoàn thiện một cách tốt hơn.Trên đây là một trong những điều cơ bản nhất trong tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất thực phẩm, có thể giúp các doanh nghiệp luôn đảm bảo chất lượng thực phẩm sản xuất ra.
Và để thực hiện các tiêu chuẩn cho nhà máy sản xuất thực phẩm một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất, INTECH luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp.
*Tài liệu tham khảo: Tiêu chuẩn Việt Nam 5603:2008